Đi làm thêm là phương thức phổ biến nhất để các du học sinh có thể làm quen với môi trường sống, kết giao bạn bè, tích lũy kinh nghiệm và kiếm thêm tiền sinh hoạt hàng tháng.

   Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều du học sinh có thể vì chưa nắm rõ những quy định đối với việc đi làm thêm nên đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khiến bạn phải hối hận sau này.

   Trong bài viết này, JVMCHR sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cá quy định đối với việc đi làm thêm tại Nhật và những hình phạt đối với du học sinh khi vi phạm quy định nhé.

  1. Về thủ tục:

Để có thể đi làm thêm tại Nhật, mỗi du học sinh phải điền giấy phép xin làm thêm và nộp ngay tại cửa hải quan khi làm thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản.

Mẫu tờ khai xin làm thêm dành cho du học sinh

Giấy phép xin làm thêm thường được Trường tiếng (hoặc trường mà các bạn sẽ nhập học) chuẩn bị và gửi kèm các loại hồ sơ hướng dẫn nhập cảnh khác về Việt Nam cho mỗi bạn. Trong trường hợp các bạn không nhận được giấy này từ trường gửi về, các bạn vẫn có thể tải nó từ trên mạng về và điền.

Link tải mẫu Giấy phép xin làm thêm: https://www.moj.go.jp/isa/applications/procedures/16-8.html?hl=vi

(Các bạn chú ý lấy đúng mẫu dành cho Tư cách lưu trú là du học sinh nhé)

    Sau khi nộp giấy này cho kiểm soát viên tại cửa Hải quan, các bạn sẽ được đóng dấu cho phép đi làm thêm lên mặt sau của thẻ cư trú. Những du học sinh không được đóng dấu trên thẻ đồng nghĩa với việc bạn sẽ không được đi làm thêm trong suốt quá trình du học. Vì vậy, các bạn khi nhận lại thẻ lưu trú của mình hãy cẩn thận kiểm tra xem mình đã được đóng dấu chưa nhé.

Mặt sau Thẻ lưu trú (在留カード) và dấu cho phép được làm thêm2

2. Về số giờ làm thêm theo quy định của Nhật

Theo quy định chính phủ Nhật Bản, du học sinh được phép làm thêm 4 tiếng mỗi ngày, tối đa 28 tiếng mỗi tuần. Trong các kỳ nghỉ dài không phải đi học, học sinh có thể làm thêm lên đến 8 tiếng/ngày, tối đa 40 tiếng mỗi tuần.

3. Du học sinh vi phạm quy định sẽ chịu những hình phạt sau:

– Không được gia hạn thời gian lưu trú

– Không được đổi tư cách lưu trú để đi làm tại Nhật sau khi tốt nghiệp

    Nếu như các bạn không được chuyển đổi hay gia hạn visa đồng nghĩa với việc các bạn không thể tiếp tục ở lại Nhật được nữa và phải về nước. Hồ sơ du học của bạn cũng sẽ có vết đen, sau này có thể ảnh hướng đến việc xét hồ sơ sang Nhật của anh, chị em, người thân trong gia đình.

4. Khi nào sẽ bị Nyukan phát hiện vi phạm

    Khi du học sinh xin gia hạn thời gian lưu trú, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ điều tra thông tin về thu nhập và thành tích học tập của người đó khi yêu cầu nộp Hồ sơ học tập, Giấy chứng nhận nộp thuế, Bảng lương chi tiết, bản sao Sổ ngân hàng 3 tháng gần nhất. Khi Cục nhận thấy sự bất thường sẽ yêu cầu nộp cả Bản sao sổ lương có kê khai chi tiết hơn so với bảng lương. Nếu tỷ lệ chuyên cần thấp, thành tích học tập kém và thu nhập cao không có lý do chính đáng, Cục sẽ có những biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt.

    Ngoài ra, Cục quản lý xuất nhập cảnh cũng hoàn toàn có thể nắm được toàn bộ tình hình đi làm thêm của bạn thông qua Giấy báo khấu trừ thuế (源泉徴収票) và Giấy chứng nhận nộp thuế (課税証明書). Việc trả lương cho các bạn dù là lương trả qua tay hay qua thẻ cũng đều được cơ sở đã thuê các bạn làm trình báo với cơ quan thuế. Do vậy các bạn hãy suy nghĩ thật kỹ bởi không có hình thức vi phạm quá giờ nào mà không thể bị phát hiện.

Chúc các bạn may mắn

Hết