TẤT TẦN TẬT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN TƯ CÁCH LƯU TRÚ TẠI NHẬT (COE)

       Nếu bạn đang tìm hiểu về các thủ tục để có thể đi du học, làm việc,… tại Nhật Bản thì chắc hẳn thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận tư cách lưu trú gọi tắt là COE là thông tin bạn tìm thấy rất nhiều. Tuy nhiên hầu hết các bài viết đều chỉ viết về 1 khía cạnh của giấy chứng nhận tư cách lưu trú và chưa đầy đủ thông tin để bạn có thể hiểu rõ về loại giấy tờ này. Vậy trong bài viết này, MCHR sẽ tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến giấy chứng nhận tư cách lưu trú giúp bạn có cái nhìn khái quát và hiểu rõ về loại giấy tờ này nhé.

        1. Giấy chứng nhận lưu trú tại Nhật Bản là gì?

        Giấy chứng nhận lưu trú tại Nhật Bản (在留資格認定証明書 – Certificate of Eligibility, gọi tắt là COE) là một loại giấy tờ do Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp. Đây là bước đầu tiên để người nước ngoài có thể đến Nhật Bản với các mục đích lưu trú dài hạn như: du học, lao động, đoàn tụ gia đình… COE chứng minh rằng người xin đáp ứng đủ điều kiện cư trú hợp pháp tại Nhật Bản theo diện đăng ký. KHÔNG có COE, bạn sẽ KHÔNG THỂ xin được Visa xuất cảnh.

         Tóm lại:

        Để sang Nhật học tập, làm việc hay lưu trú dài hạn, bước đầu tiên là phải xin COE. Sau khi được cấp COE, bạn mới có thể chuyển sang bước thứ 2 là xin Visa xuất cảnh.

                                  (Hình ảnh giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Nhật Bản – COE) 

  (Hình ảnh visa dược dán lên hộ chiếu) 

  2. Ai cần xin COE?

         Bạn cần xin COE nếu muốn cư trú tại Nhật Bản trong thời gian dài (trên 90 ngày) với các mục đích như:

        ✅ Du học

        ✅ Lao động

        ✅ Đoàn tụ gia đình 

        ✅ Kết hôn với người Nhật 

        ✅ Thực tập sinh kỹ năng 

        Lưu ý: Nếu bạn đến Nhật theo diện visa ngắn hạn (du lịch, công tác dưới 90 ngày) thì không cần COE.

(Hình ảnh các bạn học sinh tham gia chương trình du học xuất cảnh) 

(Hình ảnh các bạn thực tập sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản)  

         3. Hồ sơ xin COE gồm những gì?

         Hồ sơ xin COE có thể khác nhau tùy theo từng loại, nhưng thường bao gồm:

         (1) Đối với người xin COE

        🔹 Ảnh 3×4 cm (chụp trong 3 tháng gần nhất)

        🔹 Bản sao hộ chiếu

        🔹 Giấy tờ chứng minh mục đích cư trú (hợp đồng lao động, giấy đăng ký kết hôn…)

        🔹 Các giấy tờ chứng minh năng lực học tập, năng lực tiếng Nhật… nếu bạn xin COE để đi du học

       (2) Đối với người bảo lãnh tại Nhật

      🔹 Giấy tờ xác nhận tư cách pháp nhân (ví dụ: giấy đăng ký kinh doanh của công ty, giấy phép trường học…)

      🔹 Giấy chứng minh tài chính (bảng lương, sổ ngân hàng…)

      🔹 Bản sao thẻ cư trú (nếu là người nước ngoài bảo lãnh)

      *** Và các giấy tờ riêng được cục quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu tùy theo từng đối tượng xin COE

        4. Quy trình xin COE tại Nhật Bản

        🔹 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

         Người bảo lãnh tại Nhật Bản (trường học, công ty, vợ/chồng…) hoặc công ty tuyển dụng phía Việt Nam sẽ chuẩn bị hồ sơ. Sau đó thông qua người bảo lãnh nộp hồ sơ lên Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản. 

        🔹 Bước 2: Xét duyệt COE

         Thời gian xét duyệt thường từ 1 – 3 tháng, tùy vào từng loại COE. Trong quá trình xét duyệt, Cục Xuất nhập cảnh có thể yêu cầu bổ sung hồ sơ.

        🔹 Bước 3: Nhận COE

         Nếu hồ sơ được duyệt, COE sẽ được cấp và gửi về cho người xin COE hoặc người bảo lãnh tại Nhật Bản (trường học, công ty, vợ/chồng…)

         5. Lưu ý quan trọng khi xin COE

         ✅ COE có hiệu lực trong 3 tháng, do đó bạn cần xin visa và nhập cảnh Nhật Bản trước khi COE hết hạn.

         ✅ Nếu bị từ chối COE, bạn có thể nộp đơn xin lại hoặc nhờ bên bảo lãnh tại Nhật liên hệ với Cục Xuất nhập cảnh để biết lý do.

         ✅ Không sử dụng giấy tờ giả mạo, vì nếu bị phát hiện, bạn có thể bị cấm nhập cảnh Nhật Bản.

          6. Kết luận

          COE là giấy tờ bắt buộc nếu bạn muốn cư trú dài hạn tại Nhật Bản. Việc chuẩn bị hồ sơ đúng và đầy đủ sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ được cấp COE nhanh chóng. Đặc biết các đối tượng Du học hay thăm thân, việc người bảo lãnh có thể chứng minh đủ khả năng tài chính là vô cùng quan trọng. Hiện nay các giấy tờ tùy thân tại Việt Nam vẫn chưa đạt đến mức thống nhất tuyệt đối, do vậy việc cung cấp thêm nhiều loại giấy tờ chứng minh hoặc giấy giải trình khác là điều khó tránh khỏi. Bản thân người xin COE cũng cần kiểm tra thật kỹ các thông tin của mình trên hồ sơ trước khi trình Cục để đảm bảo tính chính xác và thông nhất. Các hồ sơ sau khi trình Cục sẽ được lưu lại tại Nhật Bản do vậy việc sửa đổi sau này sẽ gặp khó khăn. Nếu hồ sơ trình lần đầu với lần sau không khớp nhau, khả năng bạn sẽ bị từ chối cấp tư cách chuyển đổi Visa khi muốn tiếp tục ở lại Nhật Bản.